Soạn bài lớp 12
-
Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ XX
-
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
-
Tuyên Ngôn Độc Lập
-
Tuyên ngôn độc lập
-
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
-
Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội
-
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (tiếp theo)
-
Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
-
Mấy ý nghĩ về thơ
-
Đô-xtôi-ép-xki
-
Nghị luận về một hiện tượng đời sống
-
Phong cách ngôn ngữ khoa học
-
Viết bài làm văn số 2: Nghị luận xã hội
-
Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 01/12/2003
-
Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
-
Tây tiến
-
Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
-
Việt Bắc
-
Luật thơ
-
Phát biểu theo chủ đề
-
Đất nước
-
Đất nước (Nguyễn Đình Thi)
-
Luật thơ (Tiếp theo)
-
Thực hành một số phép tu từ ngữ âm
-
Soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học
-
Dọn về làng
-
Tiếng hát con tàu
-
Thực hành một số phép tu từ cú pháp
-
Sóng
-
Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận
-
Đàn ghi ta của Lor-ca
-
Bác ơi!
-
Tự do
-
Quá trình văn học và phong cách văn học
-
Người lái đò sông đà
-
Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
-
Ai đã đặt tên cho dòng sông
-
Những ngày đầu của nước Việt Nam mới
-
Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
-
Ôn tập phần văn học Lớp 12 kì 1
-
Vợ chồng A Phủ
-
Nhân vật giao tiếp
-
Vợ Nhặt
-
Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
-
Rừng xà nu
-
Bắt sấu rừng U Minh Hạ
-
Những đứa con trong gia đình
-
Viết bài làm văn số 6: Nghị luận văn học
-
Chiếc thuyền ngoài xa
-
Thực hành về hàm ý
-
Mùa lá rụng trong vườn
-
Một người Hà Nội
-
Thực hành về hàm ý (tiếp theo)
-
Thuốc
-
Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận
-
Số phận con người
-
Ông già và biển cả
-
Diễn đạt trong văn nghị luận
-
Hồn Trương Ba, da hàng thịt
-
Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo)
-
Nhìn về vốn văn hóa dân tộc
-
Phát biểu tự do
-
Phong cách ngôn ngữ hành chính
-
Văn bản tổng kết
-
Tổng kết phần tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
-
Giá trị văn học và tiếp nhận văn học
-
Tổng kết phần tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ
-
Ôn tập phần văn học Lớp 12 kì 2
Cảm nhận về đoạn 3 bài thơ Tây tiến
Danh mục: Soạn văn
Đánh giá bài viết Đề bài: Cảm nhận về đoạn 3 bài thơ Tây tiến Bài làm Cảm nhận về đoạn 3 bài thơ Tây tiến – Quang Dũng là hồn thơ đôn hậu, hào hoa thanh lịch, yêu tha thiết quê hương đất nước, có khuynh hướng khai thác vẻ đẹp lãng mạn anh hùng. Đoạn thơ dưới đây trong bài thơ Tây tiến của ông khắc họa hình tượng tập thể anh hùng những con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến. ...

Đề bài: Cảm nhận về đoạn 3 bài thơ Tây tiến
Bài làm
Cảm nhận về đoạn 3 bài thơ Tây tiến – Quang Dũng là hồn thơ đôn hậu, hào hoa thanh lịch, yêu tha thiết quê hương đất nước, có khuynh hướng khai thác vẻ đẹp lãng mạn anh hùng. Đoạn thơ dưới đây trong bài thơ Tây tiến của ông khắc họa hình tượng tập thể anh hùng những con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến.
"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành"
Những vần thơ ngồn ngộn chất hiện thực, nửa thế kỷ sau mà người đọc vẫn cảm thấy trong khói lửa, trong âm vang của tiếng súng, những gương mặt kiêu hùng của đoàn dũng sĩ Tây Tiến. “ Đoàn binh không mọc tóc”, “ Quân xanh màu lá”, tương phản với “ dữ oai hùm”. Cả ba nét vẻ đều sắc, góc cạnh hình ảnh những “ Vệ túm”, “Vệ trọc” một thời gian khổ đươc nói đến một cách hồn nhiên. Quân phục xanh màu lá, nước da xanh và đầu không mọc tóc vì sốt rét rừng, thế mà quắc thước hiên ngang, xung trận đánh giáp lá cà “ dữ oai hùm” làm cho giặc Pháp kinh hồn bạt vía. Sở dĩ người lính Tây Tiến đầu trọc danh xanh là do hậu quả của những tháng ngày hành quân vất vả vì đói và khát, là dấu ấn của những trận sốt rét ác tính làm tóc rụng không mọc lại được, da dẻ héo úa như tàu lá. Những cơn sốt rét rừng ác tính ấy không chỉ có trong thơ Quang Dũng mà còn để lại dấu ấn đau thương trong thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung
Gian khổ và ác liệt thế, nhưng họ vẫn mộng vẫn mơ. “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới”. Mộng giết giặc, đánh tan lũ xâm lăng “ xác thù chất đống xây thành chiến công”.
Hai chữ “Mắt trừng” gợi nhiều liên tưởng: mắt trừng là mắt mở to nhìn thẳng về phía kẻ thù với chí khí mạnh mẽ thề sống chết với kẻ thù. Nhưng đôi mắt trừng ấy còn “gửi mộng qua biên giới” là đôi mắt có tình, đôi mắt thao thức nhớ về quê hương Hà Nội về một dáng kiều thơm trong mộng trong mơ. Với ý nghĩa ấy ta thấy, người lính Tây Tiến không chỉ biết cầm súng cầm gươm theo tiếng gọi của non sông mà còn rất hào hoa, giữa bao nhiêu gian khổ, thiếu thốn trái tim họ vẫn rung động, nhớ nhung về vẻ đẹp của Hà Nội: đó có thể là phố cũ, trường xưa, những con đường mùa thu thơm lừng hoa sữa… hay chính xác hơn là nhớ về một dáng kiều thơm, bóng dáng của những người bạn gái Hà Nội yêu kiều, diễm lệ. Có một thời người ta hiểu rằng câu thơ này mang mộng tiểu tư sản quá nhiều làm giảm đi chất chiến đấu. Trên chiến trường, trong lửa đạn thì “mắt trừng”, giữa đêm khuya trong doanh trại có những cơn mơ đẹp: “ đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”. Ba chữ “dáng kiều thơm” từng in dấu vết trong văn lãng mạn thời tiền chiến, được Quang Dũng đưa vào vần thơ mình diễn tả thật “ đắt” cái phong độ hào hoa, đa tình của những chiến binh Tây Tiến, những chàng trai của đất nghìn năm văn vật, giữa khói lửa chiến trường vẫn mơ, vẫn nhớ về một mái trường xưa, một góc phố cũ, một tà áo trắng, một “dáng kiều thơm”. Ngòi bút của Quang Dũng biến hoá, lúc thì bình dị mộc mạc, lúc thì mộng ảo nên thơ, và đó chính là vẻ đẹp hào hùng tài hoa của một hồn thơ chiến sĩ.
Bốn câu thơ tiếp theo ở cuối phần 3, một lần nữa nhà thơ nói về sự hy sinh tráng liệt của những anh hùng vô danh trong đoàn quân Tây Tiến. Câu thơ “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” vang lên như một lời thề “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Có biết bao chiến sĩ đã ngã xuống nơi góc rừng, bên bờ dốc vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Một trời thương nhớ mênh mang: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ…” Các anh đã “về đất” một cách thanh thản, bình dị; yên nghỉ trong lòng Mẹ, giấc ngủ nghìn thu.
Chẳng có “da ngựa bọc thây” như các tráng sĩ ngày xưa, chỉ có “áo bào thay chiếu anh về đất”, nhưng Tổ quốc và nhân dân đời đời ghi nhớ công ơn các anh. Tiếng thác sông Mã “gầm lên” như một loạt đại bác nổ xé trời, “khúc độc hành” ấy đã tạo nên không khí thiêng liêng, bi tráng và cao cả:
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Các từ Hán Việt xuất hiện bất ngờ trong đoạn thơ (biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào, khúc độc hành) gợi lên màu sắc cổ kính, tráng liệt và uy nghiêm. Có mất mát hy sinh. Có xót xa thương tiếc. Không bi lụy yếu mềm, bởi lẽ sự hy sinh đã được khẳng định bằng một lời thề: “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”. Biết bao xót thương và tự hào ẩn chứa trong vần thơ. Quang Dũng là một trong những nhà thơ đầu tiên của nền thơ ca kháng chiến nói rất cảm động về sự hy sinh anh dũng của các chiến sĩ vô danh. Hơn 20 năm sau, những thi sĩ thời chống Mĩ mới viết được những vần thơ cảm động như thế
Tây Tiến đã dựng lên một tượng đài hùng vĩ uy nghiêm về những chàng trai Hà Nội “mang gươm đi giữ nước” dũng cảm, can trường, trong gian khổ chiến đấu hy sinh vẫn lạc quan yêu đời. Anh hùng, hào hoa là hình ảnh đoàn binh Tây Tiến. Hai đoạn thơ trên đây thể hiện cốt cách và bút pháp lãng mạn, hồn thơ tài hoa của Quang Dũng.
Minh
Soạn bài thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
Soạn bài thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Những chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm. - Giới thiệu : + Là quan Thái y ...
Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn Sông nước Cà Mau
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về đoạn Sông nước Cà Mau (trích Đất rừng phương Nam) của Đoàn Giỏi Bài làm Đất rừng phương Nam là một truyện dài viết cho trẻ em của ...
Phát biểu cảm nghĩ về truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng Bài làm Trong cuộc sống, ai cũng cần có một nghề để lao động, kiếm sống và để phục vụ, ...
Soạn bài sống chết mặc bay
SỐNG CHẾT MẶC BAY (Phạm Duy Tốn) I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1. (Câu 1, Sgk tr 81) Đoạn 1: "Gần một giờ đêm... Khúc đê này hỏng mất": nguy cơ vỡ đê và sự ...
Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". 1. Với từ ngữ đơn giản, mộc mạc, câu tục ngữ ...
Soạn bài ca Huế trên sông Hương
CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG 1. (Câu 1, Sgk tr 103 tập 2) - Cố đô Huế nổi tiếng với các danh lam thắng cảnh như sông Hương, núi Ngự, cầu Tràng Tiền, chùa Thiên Mụ..., ...
Vai trò của cây cối (hoặc của rừng, của các loài động vật hoang dã, của nhiên liệu sạch...) trong việc bảo vệ môi trường sống
Vai trò của cây cối (hoặc của rừng, của các loài động vật hoang dã, của nhiên liệu sạch...) trong việc bảo vệ môi trường sống. Bài làm: Trong cuộc sống của ...
Mùa xuân là Tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. Bác Hồ muốn khuyên dạy chúng ta điều gì qua 2 dòng thơ này?
Mùa Xuân là mùa đâm hoa nảy lộc của muôn loài cây và cũng là mùa có không khí mát mẻ nhất trong năm. Đầu xuân Bác khuyên chúng ta nên hưởng ứng phong trào trồng ...
Hãy trình bày nổi bật lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Bác Hồ
Như chúng ta đã biết Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ đã giúp đất nước chúng ta thoát khỏi xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Người là một người sống ...
Soạn bài những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con người
Soạn bài những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con người I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Ý kiến b và ý kiến c là đúng. - Khác với những bài ca dao trong ...