Soạn bài lớp 12
-
Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ XX
-
Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
-
Tuyên Ngôn Độc Lập
-
Tuyên ngôn độc lập
-
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
-
Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội
-
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (tiếp theo)
-
Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
-
Mấy ý nghĩ về thơ
-
Đô-xtôi-ép-xki
-
Nghị luận về một hiện tượng đời sống
-
Phong cách ngôn ngữ khoa học
-
Viết bài làm văn số 2: Nghị luận xã hội
-
Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS 01/12/2003
-
Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
-
Tây tiến
-
Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
-
Việt Bắc
-
Luật thơ
-
Phát biểu theo chủ đề
-
Đất nước
-
Đất nước (Nguyễn Đình Thi)
-
Luật thơ (Tiếp theo)
-
Thực hành một số phép tu từ ngữ âm
-
Soạn bài Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học
-
Dọn về làng
-
Tiếng hát con tàu
-
Thực hành một số phép tu từ cú pháp
-
Sóng
-
Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận
-
Đàn ghi ta của Lor-ca
-
Bác ơi!
-
Tự do
-
Quá trình văn học và phong cách văn học
-
Người lái đò sông đà
-
Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
-
Ai đã đặt tên cho dòng sông
-
Những ngày đầu của nước Việt Nam mới
-
Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận
-
Ôn tập phần văn học Lớp 12 kì 1
-
Vợ chồng A Phủ
-
Nhân vật giao tiếp
-
Vợ Nhặt
-
Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
-
Rừng xà nu
-
Bắt sấu rừng U Minh Hạ
-
Những đứa con trong gia đình
-
Viết bài làm văn số 6: Nghị luận văn học
-
Chiếc thuyền ngoài xa
-
Thực hành về hàm ý
-
Mùa lá rụng trong vườn
-
Một người Hà Nội
-
Thực hành về hàm ý (tiếp theo)
-
Thuốc
-
Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận
-
Số phận con người
-
Ông già và biển cả
-
Diễn đạt trong văn nghị luận
-
Hồn Trương Ba, da hàng thịt
-
Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo)
-
Nhìn về vốn văn hóa dân tộc
-
Phát biểu tự do
-
Phong cách ngôn ngữ hành chính
-
Văn bản tổng kết
-
Tổng kết phần tiếng Việt: hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
-
Giá trị văn học và tiếp nhận văn học
-
Tổng kết phần tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và các phong cách ngôn ngữ
-
Ôn tập phần văn học Lớp 12 kì 2
Phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi
Danh mục: Soạn văn
Đề bài: Phân tích bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi Bài làm Đất nước ta từ trong máu lửa đi lên. Đất nước ta được góp công xây dựng từ máu và nước mắt của hàng triệu con người Việt Nam. Và đất nước đã trở thành một trong những nguồn cảm hứng sáng tác lớn của các nhà thơ trên mọi miền Tổ quốc. Nguyễn Đình Thi đã viết về đất nước như một bản anh hùng ca dân tộc trong thi phẩm cùng tên. Với bản sắc và giọng điệu rất riêng, vừa tự do, ...
Đề bài:
Bài làm
Đất nước ta từ trong máu lửa đi lên. Đất nước ta được góp công xây dựng từ máu và nước mắt của hàng triệu con người Việt Nam. Và đất nước đã trở thành một trong những nguồn cảm hứng sáng tác lớn của các nhà thơ trên mọi miền Tổ quốc. Nguyễn Đình Thi đã viết về đất nước như một bản anh hùng ca dân tộc trong thi phẩm cùng tên. Với bản sắc và giọng điệu rất riêng, vừa tự do, vừa phóng khoáng, vừa hàm xúc, sâu lắng suy tư, Nguyễn Đình Thi đã làm một Đất nước xuất sắc, thể hiện tình cảm đằm thắm, thiết tha về quê hương đất nước Việt Nam trong lam lũ, đau thương đứng lên chiến đấu và chiến thắng.
Bài thơ đã mang đến cho người đọc một nguồn cảm hứng mới về đất nước, nhắc nhớ nhân dân tới những tháng ngày khó khăn chìm trong bom đạn. Qua đó, tác giả cũng thể hiện những nỗi niềm, những cảm xúc riêng của mình về đất nước.
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha!
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Ðêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về!
Mùa thu là mùa của nỗi nhớ, của lá vàng bay và hơn hết là mùa của những chiến thắng vẻ vang trên trang sử vàng của dân tộc. Một buổi sáng “dịu hiền” như sáng năm xưa đã đi vào trang thơ của Nguyễn Đình Thi một cách rất tự nhiên kèm theo hương cốm mới khiến thi nhân nhớ tới những ngày thu đã xa. Mùa thu năm ấy, cũng một buổi sớm chớm lạnh trong lòng Hà Nội, Người ra đi đầu không ngoảnh lại, lòng quyết tâm một niềm quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Nhưng lòng người nào phải sắt đá mà không vấn vương, không bịn rịn những thứ sau lưng mình? Hình ảnh thềm nắng lá rơi đầy càng khiến cho tâm hồn người ra đi thêm bâng khuâng, thêm xuyến xao. Họ đã ra đi, đã lên đường theo tiếng gọi của Tổ quốc ngoài chiến trường xa xôi. Đất nước chìm trong bom đạn, nhân dân chìm trong đau thương, làm sao có thể đứng yên một chỗ. Vậy nên, họ đã bỏ lại sau lưng tất cả, gạt hết những bịn rịn, những nhớ nhung để tiến về phía trước, nơi có quân thù đang xâm chiếm nước ta. Nhờ có lòng quyết tâm ấy, nhờ có bao nhiêu con người đã anh dũng hi sinh, đất nước ta mới có thêm những mùa thu đẹp đẽ, hòa bình.
Những mùa thu đau thương đã đi qua để giờ đây nhà thơ đang đứng giữa trời mới đất mới của mùa thu mới với lòng phơi phới sướng vui.
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
Từ thiên nhiên cho tới con người đều được khoác lên một niềm tự hào tự tôn dân tộc. Mùa thu năm ấy – mùa thu của chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947 đã làm nên lịch sử vẻ vang, đã cổ động các phong trào giải phóng trên toàn đất nước nổ lên, lập hết chiến công này đến chiến công khác để:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm ngát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Tất cả những gì tác giả nên lên ở đây là là đất, là nước của lãnh thổ Việt Nam – nơi những trái tim yêu nước luôn rực cháy trong muôn nghìn thế hệ. Họ chưa bao giờ khuất. Dù có người đã nằm xuống sâu trong lòng đất nhưng tình yêu đất nước thiêng liêng họ truyền lại vẫn còn vang vọng mãi. Đó là truyền thống quý báu của con người Việt Nam.
Họ đã trải qua biết bao nhiêu gian khổ và đắng cay khi bị kẻ thù xâm lược. Nhưng sau cùng chiến thắng vẫn mỉm cười với những tấm lòng trung với nước hiếu với dân.
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.
Từ những năm đau thương chiến đấu
Ðã ngời lên nét mặt quê hương
Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu
Ðã bật lên những tiếng căm hờn
Bát cơm chan đầy nước mắt
Bay còn giằng khỏi miệng ta
Thằng giặc Tây, thằng chúa đất
Ðứa đè cổ, đứa lột da…
Xiềng xích chúng bay không khoá được
Trời đầy chim và đất đầy hoa
Súng đạn chúng bay không bắn được
Lòng dân ta yêu nước thương nhà!
Khói nhà máy cuộn trong sương núi
Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng
Ôm đất nước những người áo vải
Ðã đứng lên thành những anh hùng.
Ngày nắng đốt theo đêm mưa dội
Mỗi bước đường mỗi bước hy sinh
Trán cháy rực nghĩ trời đất mới
Lòng ta bát ngát ánh bình minh.
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà.
Ngày hôm nay đất nước hòa bình, độc lập, tự do, nhưng không ai quên được những tháng ngày đất nước chìm trong đau thương do quân giặc bạo tàn gây nên khiến lòng căm thù của nhân dân ta mỗi lúc một sâu. Máu chảy trên khắp các cánh đồng. Câu thơ chân thực của Nguyễn Đình Thi đã nói lên một sự thật đớn đau mà dân ta phải gánh chịu, đồng thời tố cáo tội ác tày trời của quân giặc hung hãn. Nếu lúc trước, nhà thơ bày tỏ niềm cảm hứng xuyến xao, phấn khởi trong buổi sớm mùa thu ngọt ngào của Hà Nội, thì lúc này ông lại bày tỏ lòng căm phẫn khi gợi nhớ lại tội ác của quân xâm lược.
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Câu thơ được cất lên tự đáy lòng của nhà thơ, xuyên thấu nỗi căm hờn của nhân dân. Chúng làm cho gia đình chia lìa, đôi lứa đôi ngả. Người hành quân nhưng lõng Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu. Nếu chiến tranh không xảy ra, bao đôi lứa đã được bên nhau hạnh phúc, gia đình ấm êm rộn rã tiếng cười. Cũng giống như Nguyễn Khoa Điềm đã viết:
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
(Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm)
Toàn bộ nhân dân ta từ già đến trẻ, gái đến trai đều chung một lòng cứu quốc. Lòng căm hờn không thể nhún nhường được nữa, nhân dân ta đã quyết đứng lên chống trả quyết liệt. Bọn chúng đã dùng rất nhiều chính sách ngược đãi, áp bức bóc lột nhân dân ta, Đứa đè cổ đứa lột da nhưng:
Xiềng xích chúng bay không khóa được
Trời đầy chim và đất đầy hoa
Súng đạn chúng bay không bắn được
Lòng dân ta yêu nước thương nhà.
Nhân dân quật khởi, đất nước rầm rộ lên những cuộc khởi nghĩa. Dù bao người đã nằm xuống nhưng chỉ cần còn lại một hơi thở cuối cùng, họ cũng vẫn dành trọn vẹn cho non sông. Không gì có thể cản được lòng yêu nước, thù giặc của nhân dân. Họ chỉ là những người nông dân chân chất trong tấm áo vải đơn sơ, nhưng họ Đã đứng lên thành những ánh hùng. Dù cho Mỗi bước đường mỗi bước hi sinh, lòng ta vẫn bát ngát ánh bình minh.
Đau thương, gian nan, vất vả và có cả những hi sinh, nhưng trên hết vẫn là tinh thần yêu nước đến tận cùng. Nhân dân đã đứng lên, thắp sáng ngọn lửa yêu nước nồng nàn.
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.
Những tưởng quân giặc hùng hậu, hung hãn và ác độc có thể nhấn chìm những người nông dân chân lấm tay bùn của đất nước ta. Nhưng không ngờ tinh thần yêu nước của họ quá lớn. Quân giặc không thể nào khuất phục được nhân dân. Chúng đã nhận lấy kết cục thảm hại do những gì chính mình đã gây ra.
Qua những lời thơ vừa ngọt ngào, đằm thắm, vừa sục sôi mạnh mẽ, Nguyễn Đình Thi đã một lần nữa mang đến cho người đọc một niềm cảm hứng lớn về tình yêu đất nước. Đất nước được dựng lên từ những năm tháng chiến tranh đau thương, vì vậy chúng ta cần phải gìn giữ vào bảo vệ bằng việc cố gắng học tập, rèn luyện đạo đức cho thật tốt để sau này trở thành người có ích cho xã hội, cho cộng đồng.
Soạn bài thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
Soạn bài thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Những chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm. - Giới thiệu : + Là quan Thái y ...
Trình bày cảm nhận của em về đoạn văn Sông nước Cà Mau
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về đoạn Sông nước Cà Mau (trích Đất rừng phương Nam) của Đoàn Giỏi Bài làm Đất rừng phương Nam là một truyện dài viết cho trẻ em của ...
Phát biểu cảm nghĩ về truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về truyện Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng Bài làm Trong cuộc sống, ai cũng cần có một nghề để lao động, kiếm sống và để phục vụ, ...
Soạn bài sống chết mặc bay
SỐNG CHẾT MẶC BAY (Phạm Duy Tốn) I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 1. (Câu 1, Sgk tr 81) Đoạn 1: "Gần một giờ đêm... Khúc đê này hỏng mất": nguy cơ vỡ đê và sự ...
Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây". 1. Với từ ngữ đơn giản, mộc mạc, câu tục ngữ ...
Soạn bài ca Huế trên sông Hương
CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG 1. (Câu 1, Sgk tr 103 tập 2) - Cố đô Huế nổi tiếng với các danh lam thắng cảnh như sông Hương, núi Ngự, cầu Tràng Tiền, chùa Thiên Mụ..., ...
Vai trò của cây cối (hoặc của rừng, của các loài động vật hoang dã, của nhiên liệu sạch...) trong việc bảo vệ môi trường sống
Vai trò của cây cối (hoặc của rừng, của các loài động vật hoang dã, của nhiên liệu sạch...) trong việc bảo vệ môi trường sống. Bài làm: Trong cuộc sống của ...
Mùa xuân là Tết trồng cây Làm cho đất nước càng ngày càng xuân. Bác Hồ muốn khuyên dạy chúng ta điều gì qua 2 dòng thơ này?
Mùa Xuân là mùa đâm hoa nảy lộc của muôn loài cây và cũng là mùa có không khí mát mẻ nhất trong năm. Đầu xuân Bác khuyên chúng ta nên hưởng ứng phong trào trồng ...
Hãy trình bày nổi bật lối sống vô cùng giản dị, thanh bạch của Bác Hồ
Như chúng ta đã biết Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ đã giúp đất nước chúng ta thoát khỏi xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Người là một người sống ...
Soạn bài những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con người
Soạn bài những câu hát về tình yêu quê hương đất nước, con người I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1. Ý kiến b và ý kiến c là đúng. - Khác với những bài ca dao trong ...